Tân Tổng tư lệnh quân đội Ukraine bàn chiến lược mới đối phó Nga
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.Nhận định Man City - Leicester, Ngoại hạng Anh: Món quà có thể thuộc về ‘The Citizens’
Theo Agribank, khách hàng cần lưu ý một số thủ đoạn như giả mạo là công an địa phương, nhân viên ngân hàng, nhân viên công ty điện, nước; lừa đảo tri ân dịp tết, lì xì online. Đối tượng lừa đảo có thể giả mạo công an địa phương yêu cầu người dân cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân hoặc đe dọa đang liên quan đến vụ án nghiêm trọng; đối tượng lừa đảo cũng có thể giả mạo nhân viên ngân hàng mời mở thẻ tín dụng, hỗ trợ chuyển tiền, giả danh nhân viên công ty điện nước đe dọa sẽ cắt điện nước. Đối tượng lừa đảo mạo danh là thương hiệu uy tín hoặc người thân, bạn bè gửi tin nhắn, email thông báo khách hàng được nhận lì xì qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc quà tặng gửi đến tận nhà. Tiếp theo, kẻ xấu sẽ gửi đường link lạ, mã QR là trang website, phần mềm giả mạo hoặc đường dẫn chứa vi - rút chiếm quyền điện thoại đến máy của người dân thông qua trình tin nhắn, Zalo, Telegram, Messenger… Khi truy cập vào website, ứng dụng giả mạo, khách hàng sẽ phải nhập các thông tin cá nhân, thông tin thanh toán là thông tin tài khoản ngân hàng, số thẻ, mật khẩu, mã OTP. Sau đó đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng thông tin này để chiếm đoạt tài sản.Một thủ đoạn khác đánh vào tâm lý nhu cầu đổi tiền mới của người dân để lì xì tết, kẻ lừa đảo sử dụng các trang mạng xã hội, trang thương mại điện tử tiếp cận khách hàng có nhu cầu và yêu cầu cọc tiền trước hoặc trả trước toàn bộ số tiền cần đổi. Sau khi nhận tiền, đối tượng sẽ cắt liên lạc, không đổi tiền theo thỏa thuận, đưa không đủ tiền, chuyển tiền giả cho người dân.Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) mới đây cũng đưa ra khuyến cáo khách hàng những chiêu lừa đảo. Theo BVBank nhu cầu giao dịch trong dịp cận Tết Nguyên đán tăng cao cũng là lúc hình thức lừa đảo có xu hướng gia tăng. Một số thủ đoạn phổ biến gần đây là nguy cơ kiểm soát số điện thoại từ số tài khoản ngân hàng. Đối tượng gian lận có số tài khoản khách hàng và cố tình nhập sai mật khẩu nhiều lần dẫn đến tài khoản sẽ bị khoá. Kẻ lừa đảo giả mạo nhân viên ngân hàng điện thoại dẫn dụ khách hàng vào link tải ứng dụng giả mạo. Lúc này, khách hàng thường hoảng loạn nên thực hiện theo hướng dẫn, cung cấp thông tin đăng nhập, cài phần mềm độc hại… dẫn đến kẻ lừa đảo chiếm quyền kiểm soát thiết bị và rút tiền từ tài khoản khách hàng. Theo nhận định của BVBank, phương thức lừa đảo này tương tự việc lừa cài ứng dụng, tuy nhiên thủ đoạn này tinh vi và nguy hiểm hơn do số tài khoản và số điện thoại khách hàng thường được công bố.Sau khi chỉ rõ những thủ đoạn lừa đảo của kẻ gian trong dịp Tết Nguyên đán, các ngân hàng cũng khuyến cáo khách hàng nên đảm bảo một số nguyên tắc cần tuân thủ. BVBank cho rằng khách hàng nên thực hiện xác minh, kiểm chứng thông tin qua các kênh chính thống và kiểm chứng thông tin về website/đường link. Đăng xuất ngay sau khi kết thúc phiên giao dịch hoặc khi không còn sử dụng. Đồng thời chỉ đăng nhập tài khoản ngân hàng với những thiết bị đáng tin cậy. Ngoài ra, BVBank khuyến cáo khách hàng không nên viết mật khẩu ra giấy hoặc ghi chếp, lưu dưới bất kỳ hình thức nào. Không sử dụng thông tin cá nhân để đặt mật khẩu. Đặc biệt không được sử dụng các thiết bị di động đã bị phá khoá hoặc can thiệp hệ điều hành để sử dụng dịch vụ.Nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và bảo vệ tài sản của khách hàng, Agribank khuyến cáo người dùng tuyệt đối không truy cập vào đường link lạ, quét mã QR lạ, cài đặt và cấp quyền truy cập các phần mềm lạ. Đối với các phần mềm như VNEID, Dịch vụ công, ứng dụng ngân hàng… Khách chỉ nên tải các phần mềm trên chợ ứng dụng của điện thoại (App Store đối với iOS, CH Play/cửa hàng Play đối với Android…), đồng thời kiểm tra lượt tải, đánh giá của ứng dụng trên chợ ứng dụng trước khi quyết định tải phần mềm.Ngoài ra, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng như mật khẩu, mã OTP… cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng. Cảnh giác với những cuộc gọi tự xưng là công an địa phương, là nhân viên của ngân hàng, công ty điện nước… Hạn chế đưa thông tin cá nhân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, các hóa đơn điện tử có chứa các thông tin cá nhân lên trang mạng xã hội.
Mẹ trẻ với bộ sưu tập 400 bình sữa, chia sẻ kinh nghiệm chọn bình cho chị em
Mới đây, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) thông tin kết quả xác minh clip về những người mặc thường phục chỉnh đèn tín hiệu giao thông gây xôn xao mạng xã hội. Cụ thể, vụ việc "người đàn ông trùm kín mít bấm đèn đỏ khiến xe dừng không kịp" được 1 tài khoản đăng trên Facebook thể hiện nội dung: vào khoảng 9 giờ 50 ngày 25.6.2024, tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa ghi lại cảnh một người đàn ông mặc đồ thường phục đứng ở trụ đèn tín hiệu giao thông bấm nút tác động để thay đổi màu đèn tín hiệu ở ngã tư, phía trước có phương tiện đặc chủng của lực lượng CSGT. Người quay video clip này còn nhận định sắp tới mức phạt vượt đèn đỏ tăng lên 330% và đưa ra dự đoán mô hình đồng chí mặc thường phục đứng bấm thay đổi đèn giao thông sẽ được nhân rộng.Theo xác minh của CSGT, người mặc thường phục chỉnh đèn tín hiệu giao thông là anh H.V.T - trật tự viên Thanh niên xung phong (TNXP), Công ty Dịch vụ công ích TNXP.Từ 6 giờ - 10 giờ ngày 25.6.2024, chị V.T.M.M - Trật tự viên TNXP được phân công điều hòa giao thông tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa. Đến khoảng 9 giờ 45, do không ăn sáng, chị M. bị tụt đường huyết, chóng mặt, không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.Vào thời điểm này, anh H.V.T (cùng nơi công tác với chị M.) đi ngang chốt, nên chị M. nhờ anh T. vào hỗ trợ giúp điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông trong thời gian chị ngồi nghỉ ngơi gần đó để phục hồi sức khỏe."Toàn bộ video clip, kèm theo bài viết, âm thanh trong video clip là suy diễn một chiều, mang hàm ý xuyên tạc, vu khống, nhằm mục đích là để kích thích người xem tăng tương tác trong bối cảnh áp dụng Nghị định số 168/2024 về tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm, trong đó có hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Tài khoản đăng tải có dấu hiệu cố tình tạo hiệu ứng tiêu cực đối với người xem, làm mất an ninh trật tự trên không gian mạng", Phòng PC08 nhận định.Vụ việc gần đây nhất là ngày 17.1.2025, mạng xã hội lan truyền đoạn video clip người đàn ông mặc đồng phục của một hãng xe ôm công nghệ đứng điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông tại giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp (P.Phước Long A, TP.Thủ Đức). Người này thậm chí còn chỉ tay ra hiệu cho các phương tiện lưu thông trên đường.CSGT xác minh, người đàn ông trong đoạn video clip nói trên là ông N.V.T (50 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức), là tài xế công nghệ. Ông T. thường đỗ xe gần giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp để chờ khách.Ông T. thừa nhận hành vi tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông vào khoảng từ 12 - 13 giờ ngày 8.1.2025 tại giao lộ này. Do thường xuyên đứng gần quan sát lực lượng chức năng làm nhiệm vụ nên ông biết được cách chỉnh đèn tại chốt. Do đó, khi không có lực lượng CSGT và TNXP, thì ông T. đã tự ý mở tủ để chỉnh đèn tín hiệu giao thông với mục đích để đường thông thoáng, giảm ùn tắc giao thông và tuyệt đối không thực hiện theo yêu cầu của người khác hay vì lợi ích cá nhân.Khi phát hiện đoạn video clip lan truyền trên mạng xã hội, Đội CSGT Rạch Chiếc đã phối hợp Công an TP.Thủ Đức mời ông T. đến trụ sở Đội CSGT Rạch Chiếc làm việc. Tại đây, sau khi được CSGT phân tích, đánh giá hành vi, ông T. đã nhận thức được hành vi tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông là không đúng, cam kết không tái phạm. Đội CSGT Rạch Chiếc đã lập biên bản vi phạm hành chính ông T. với lỗi vi phạm "Tự ý làm sai lệch đèn tín hiệu giao thông" được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 15 của Nghị định 100/2019. Đối với hành vi này, ông T. sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.Hiện nay, Phòng CSGT đã phối hợp Sở Giao thông vận tải khóa toàn bộ tủ điều khiển đèn tín hiệu giao thông. Phòng CSGT khuyến cáo người dân, chỉ có lực lượng CSGT mới có thẩm quyền sử dụng, điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông. Hành vi tự ý chỉnh đèn giao thông, gây mất trật tự, an toàn giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi người dân có thông tin, hình ảnh về vụ việc vi phạm, tai nạn, ùn ứ giao thông hoặc cần phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, tình hình tội phạm trên các tuyến giao thông trên địa bàn TP.HCM, có thể liên hệ qua: trực ban Phòng CSGT: 0693 187.521 hoặc hotline 0326 08.08.08.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 8.5.2024
Kênh "Bác sĩ ơi!" sẽ là nơi các bác sĩ uy tín, có chuyên môn cao chia sẻ những thông tin về sức khỏe, phương pháp phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe đúng cách và giải đáp các thắc mắc thường gặp. Kính mời quý vị đăng ký ngay kênh YouTube và TikTok "Bác sĩ ơi!" của Báo Thanh Niên để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích về sức khỏe.YouTube: youtube.com/@bacsioi-baothanhnienTikTok: tiktok.com/@bacsioi_baothanhnien